Các mẹ đang cho con bú mà bị tắc tia sữa nếu như không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tắc tuyến sữa. Bệnh này có những biểu hiện gì? Có nguy hiểm không?
Viêm tắc tuyến sữa thường gặp ở các mẹ đang trong quá trình cho con bú. Tắc tia sữa mà không được chữa trị kịp thời, đúng cách là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh viêm tuyến vú. Tuy nhiên bệnh này cũng có thể gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, khả năng miễn dịch thấp hoặc vừa trải qua phẫu thuật ngực.
Biểu hiện
Khi vú bị viêm, mẹ sẽ thấy có các biểu hiện chính như sau:
- Đau tức ngực, đau một vùng hoặc có thể đau hết cả bầu ngực.
- Bầu ngực sưng to, nóng và đỏ tại các vị trí bị viêm
- Mẹ có thể bị sốt và ớn lạnh khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Phương pháp điều trị
Thông thường, để điều trị bệnh viêm tắc tuyến sữa, các bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh, kháng viêm, kết hợp thông tắc tia sữa. Cách điều trị này cần được làm càng sớm càng tốt, nếu như bỏ qua và kéo dài thời gian điều trị sẽ bệnh có thể tiến triển thành áp xe vú.
Vậy áp xe vú có nguy hiểm?
Viêm tắc tuyến sữa mà tiến triển sang áp xe thì mô ngực sẽ trở nên mềm hơn do chứa mủ bên trong. Điều trị giai đoạn này sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với việc tắc tuyến sữa. Thông thường, các mẹ sẽ phải nhập viện để được điều trị và theo dõi, song song với đó là tiêm kháng sinh và có thể phải rạch dẫn lưu.
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị chuyên khoa bằng Tây y, mẹ có thể tham khảo thêm một số cách giúp cải thiện tình trạng viêm tắc tuyến sữa đơn giản tại nhà.
Tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, an toàn và có khả năng chống lại vi khuẩn rất tốt. Mẹ ăn hai tép tỏi sống mỗi ngày khi bụng đói sẽ giúp mẹ giảm tình trạng đau nhức và viêm vú.
Lô hội
Gel lô hội có tác dụng lớn trong việc giảm đau và làm dịu mát. Mẹ có thể làm theo cách sau:
- Cắt một nhánh lô hội ra, gọt vỏ lấy phần gel bên trong.
- Thoa lên vùng ngực đang bị sưng đau.
- Đợi lớp gel khô thì rửa lại bằng nước ấm.
Mẹ thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ có tác dụng giảm đau nhức đáng kể.
Giấm táo
Giấm táo cũng có là cách để giúp giảm đau viêm tắc tuyến sữa. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của giấm táo, mẹ có thể uống một cốc nước lọc hòa với 1 muỗng giấm táo và 1 chút mật ong để cải thiện tình trạng bệnh.
Chườm nóng / lạnh
Mẹ có thể kết hợp chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau. Cách làm như sau:
- Mẹ chuẩn bị 1 túi nước nóng + 1 túi nước lạnh
- Dùng khăn mỏng quấn quanh túi chườm nóng.
- Áp lên bầu ngực bị đau khoảng 10 phút.
- Tiếp đó chườm lạnh thêm 5 phút
- Mỗi ngày thực hiện từ 4 - 5/ lần cho đến khi giảm tình trạng sưng viêm.
Bắp cải
Trong bắp cải có chứa hợp chất lưu huỳnh giúp giảm tình trạng viêm vú, tắc tia sữa. Do đó mẹ bị viêm tắc tuyến sữa có thể làm theo cách sau:
- Mẹ chuẩn bị vài lá bắp cải, rửa sạch và để trong tủ lạnh một thời gian.
- Đợi lá mát lạnh thì lấy ra khỏi tủ và đắp lên vùng ngực đang bị đau.
- Lặp lại cách này vài lần trong ngày để giảm triệu chứng của bệnh.
Vitamin C
Vitamin C có tác dụng lớn trong việc tăng sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,... vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe.