Cẩm nang sữa mẹ  Tắc tia sữa

Bị tắc sữa mẹ cần phải làm ngay 3 việc này ngay lập tức

Ngày đăng: 18:45 | 27/09/2020
Lượt xem: 356

Mẹ sau sinh nào cũng có nguy cơ bị tắc sữa. Với những mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm thường loay hoay và không biết làm gì để chữa khỏi chứng bệnh này. Cùng Curmilk tìm hiểu ngay những điều mẹ cần phải lưu ý khi bị tắc tia sữa nhé!

 

Tắc sữa là gì? Dấu hiệu nhận biết mẹ bị tắc tia sữa

Tắc sữa xảy ra khi ống dẫn sữa bị chặn lại hoặc vì một nguyên nhân nào đó mà sữa không thể lưu thông gây ra tắc tia sữa. Dần dần sẽ khiến bầu ngực của mẹ căng tức, đau đớn và khó chịu, thậm chí có dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của mẹ.

 

Tac tia sua phát triển rất nhanh, bởi thế nếu như không được kịp thời phát hiện sẽ gây nguy hiểm cho mẹ. Dấu hiệu chứng tỏ mẹ đã bị tắc tia sữa chính là việc bầu ngực mẹ căng cứng, chạm vào thấy đau và có thể mẹ sẽ bị sốt nhẹ. Khi cho con bú, sữa không ra hoặc ra rất ít, bóp chỉ ra giọt, không phun thành tia.

Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa

Với các mẹ sau sinh nhất là những mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm thì cần lưu ý những nguyên nhân gây tac tia sua sau:

- Mẹ không cho bé bú sớm và bú thường xuyên.

- Sau sinh mẹ không day đều đầu vú để thông sữa sau sinh

- Mẹ cho bé bú không đúng cách, không đủ cữ bú.

- Khi bé ti xong mẹ không vắt bỏ sữa thừa, sữa đọng lại gây ôi, tắc và ung nhũ.

- Mẹ vệ sinh bầu bú không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài vào gây tắc tuyến vú.

- Mẹ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý cũng là nguyên nhân gây tac tia sua.

- Các mẹ có đầu vú bị thụt vào hoặc quá bằng phẳng, đầu vú quá to bé không bú được nên sẽ có phản xạ cắn mút và khiến đầu vú mẹ nứt rộng hơn, việc cho con bú sẽ trở nên khó khăn và đau đớn. Lúc này nếu mẹ không cho con bú đều hoặc vì sợ đau mà không cho con bú sẽ khiến sữa mẹ ứ đọng lại và gây tắc tia sữa.

3 phương pháp giúp mẹ chữa tắc sữa ngay tại nhà

Khi phát hiện có dấu hiệu bị tắc sữa, mẹ cần làm theo những phương pháp dưới đây để nhanh chóng thông tuyến vú:

- Massage bầu vú: Khi vú bị căng cứng và ít tiết sữa, mẹ có thể massage nhẹ nhàng bằng cách xoa và day nhẹ nhàng xung quanh núm vú. Những tác động này sẽ giúp đánh tan các cục sữa đông, sữa vón cục giúp thông tuyến sữa. Mẹ có thể chườm nóng để sữa được giải phóng nhanh hơn.

- Mẹ có thể đun nước lá đinh lăng, lá bồ công anh để thông tắc tia sữa. Uống ngay khi còn nóng để tăng hiệu quả thông tắc tia sữa. Đây là phương pháp đã được các mẹ truyền miệng cho nhau từ lâu. Tuy nhiên với mỗi tình trạng bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế.

- Chườm nóng trước khi cho con bú, và tích cực cho bú bên vú bị tắc. Lực mút của bé tuyệt vời hơn bất kỳ loại máy hút sữa nào. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực hiện khi mẹ chớm bị tắc tia sữa. Nếu tình trạng bệnh đã lâu, sữa trong ngực có thể đã ôi, ung nhũ.. gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Những phương pháp trên đây chỉ áp dụng cho tình trạng tắc sữa nhẹ và mang tính chất tham khảo cho các mẹ. Cách tốt nhất hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Phòng tắc tia sữa hiệu quả

Tắc sữa có thể xảy ra ở bất kỳ mẹ nào đang cho con bú, bởi vậy hãy lưu ý những điều sau đây để phòng tránh bệnh:

- Trong thai kỳ nếu núm vú bị thụt vào hoặc quá bằng phẳng, mẹ cần lấy tay vê và kéo dần ra ngoài để con bú dễ dàng hơn. Khi núm vú ngắn, bé khó ngậm được lâu, dần dần dẫn đến tình trạng bé bỏ bú mẹ, sữa không thông được gây ứ sữa, tắc tia sữa.

- Ngay sau sinh lượng sữa sẽ được sản xuất rất nhiều, mẹ nên day đều bầu sữa để thông sữa. Có thể vừa day vừa chườm ấm để sữa dễ dàng tiết ra bên ngoài hơn.

- Cho bé bú ngay sau khi sinh 1 giờ để tạo phản xạ kích thích các hormone phục vụ quá trình tiết sữa, giúp đẩy sữa ra ngoài nhanh hơn.

- Vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho con bú thường xuyên, nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào sâu bên trong dẫn đến tắc tuyến sữa.

- Cho bé bú đúng cữ, mỗi lần bú nên kéo dài từ 10 - 15 phút, không cho bé ngậm đầu vú khi ngủ. Cho bé bú hết sữa bên này mới chuyển sang bên kia. 

- Vắt sạch sữa thừa khi em bé không bú hết, nếu không sẽ gây ung nhũ và bí tắc dẫn đến sữa không thoát ra ngoài được.

- Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái vui vẻ. Mẹ nên bổ sung nhiều nước ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và nên hạn chế ăn chất béo bão hòa.

- Sử dụng Cốm lợi sữa Curmilk để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa hiệu quả. Nhưng mẹ cần lưu ý khi ĐANG bị tắc tuyến sữa thì TUYỆT ĐỐI không sử dụng các sản phẩm lợi sữa. 

 

Trên đây là một vài lưu ý về tình trạng tắc sữa ở mẹ sau sinh. Nếu còn có thắc mắc cần giải đáp thêm hãy liên hệ với chuyên gia qua số điện thoại 0982.636.036 / 0911.636.036 để được giải đáp mẹ nhé!

 

Các tin khác

Viêm tắc tuyến sữa nguy hiểm đến thế nào? 

Các mẹ đang cho con bú mà bị tắc tia sữa nếu như không được chữa trị kịp thời có thể ...

Thực hư chuyện chữa tắc tia sữa bằng coca cola? Giải pháp nào cho các mẹ?

Hỏi: “Em mới sinh được 3 ngày, nay sữa về mà 2 bên bầu ngực căng cứng,đau đến mức em ko ...

Thông tuyến sữa tại nhà an toàn mà hiệu quả với chi phí cực thấp!

Thông tuyến sữa là vấn đề quan trọng với bất kỳ mẹ sau sinh nào đang gặp phải tình trạng tắc ...
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Bác sĩ CK II Nguyễn Quang Hải - nguyên giảng viên trường ĐH Y Hà Nội
banner
0982.636.036